Hơn hai tháng nay, các thành viên “Hội quán các bà mẹ” dốc sức cứu trợ bà con gặp khó khăn và đồng hành cùng đội ngũ y tế phòng chống dịch Covid-19. Mạng lưới Hội quán đã và đang tự động mở rộng tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Những trái tim chung nhịp đập…
Còn nhớ, đêm 3.7, chúng tôi hay tin bà con lao động nghèo (lượm ve chai, bán vé số, giúp việc nhà...) ở khu trọ trong hẻm số 3 đường Nguyễn Văn Săng, Q.Tân Phú, TP.HCM bị phong tỏa đang gặp khó khăn về nhu yếu phẩm. Chính quyền và các ban ngành địa phương rất quan tâm hỗ trợ cho họ. Tuy nhiên, thời điểm ấy, phường còn lo những điểm phong tỏa khác nữa nên bà con cần được tiếp tế thêm.
Sau khi nghe chúng tôi thông báo, ngay và luôn trong đêm đó, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán các bà mẹ, đã chia sẻ câu chuyện trên Facebook, đồng thời nhanh chóng triển khai các hoạt động trợ giúp.
Từ đó cho đến khi khu trọ được chính thức gỡ phong tỏa (ngày 27.7) và một thời gian sau, chị Thúy và Hội quán tiến hành nhiều đợt hỗ trợ cho bà con lương thực, thực phẩm. Không chỉ chú ý những khu phong tỏa, khu cách ly, thành viên Hội quán các bà mẹ còn hỗ trợ những người túng thiếu trong cộng đồng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, trong những ngày bệnh nhân cứ gia tăng đến nóng ruột, các mẹ, các chị đã tự nguyện cùng nhau tiếp thêm năng lượng cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch Covid-19. Có thể kể bếp nhà yêu thương của nhóm các mẹ Quỳnh Chi, Hoài Thư, Diệp Nguyễn, Như Khánh, mẹ con chị Đan Hà, nhóm Mầm Xanh, Nguyễn Thảo, Huệ Phạm…
Bên cạnh đó, các chị em mỗi sáng chủ nhật vẫn quen làm những món gửi tới chương trình “Chợ quê giữa phố” của Hội quán để giúp học bổng cho trò nghèo, nay chuyển qua đảm nhận những món sở trường: Chị Trâm Anh nước ép, chị Phương Nga cà phê, chị Tố Nga trà sữa, sinh tố. Bếp chị Nội, bếp cô Thắng Trần, bếp cô Yến Trần, bếp chị Bích Huyền, bếp Bông Súng, bếp của sơ Ter Hồng... luôn ấm và liên tục đổi món. Tất cả các món ăn, thức uống đều mang hương vị yêu thương và gửi gắm nhiều ước nguyện bình an, sức khỏe đến người dùng.
Khi bếp ăn - uống ổn định, các bà mẹ chuyển qua vận động trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ cho các bệnh viện. Các mẹ, các cô hiệp lực cùng nhóm nhân viên ngành y, trao đổi về nhu cầu của từng bệnh viện để cùng sắm các thiết bị đúng yêu cầu và tiết kiệm nhất. Mỗi người, mỗi nhóm đều có nghiệp vụ và chuyên môn nhất định nên phối hợp khá nhịp nhàng. Các cá nhân như chị Lý Nguyễn, Minh Nguyệt, Minh Nghĩa, Thu Hiền, Lương Dt, Như Mỹ, Đỗ Phượng Uyên, các nhóm Happy Baby, We Wake Up, Tùng Hạ Farm, Tre xanh... không chỉ tự đóng góp mà còn rủ thêm thân hữu chung tay.
“Chẳng biết tự bao giờ, danh bạ điện thoại của các thành viên Hội quán toàn số của bệnh viện, của y bác sĩ. Những máy móc rất xa lạ với công việc thường nhật của các chị em, giờ thành quen thuộc”, chị Thúy nhìn nhận.
Đến nay, thành viên Hội quán các bà mẹ không thể hình dung nổi số lượng vật dụng họ đã gửi tặng 30 bệnh viện, trung tâm y tế. Đó là hàng chục ngàn khẩu trang, đồ bảo hộ, hơn 300 máy đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2), máy thở, monitor, bơm tiêm điện, bình ô xy, đồng hồ và bộ chia ô xy, giường cáng, xe đẩy thuốc, tủ lạnh lưu thuốc, máy hút dịch, máy và camera đặt nội khí quản, quần áo mổ của nhân viên y tế. Hội quán cũng gửi tặng quần áo, gối nệm, tã, thực phẩm, thuốc men dành cho bệnh nhân. Tới thời điểm này, nhóm còn chi viện cho một số bệnh viện của những tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai...
Hội trưởng Nguyễn Thị Thanh Thúy (trái) và thành viên Vi Dương soạn đồ tiếp tế cho bà con nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ẢNH: NHƯ LỊCHNhững trái tim chung nhịp đập…
Còn nhớ, đêm 3.7, chúng tôi hay tin bà con lao động nghèo (lượm ve chai, bán vé số, giúp việc nhà...) ở khu trọ trong hẻm số 3 đường Nguyễn Văn Săng, Q.Tân Phú, TP.HCM bị phong tỏa đang gặp khó khăn về nhu yếu phẩm. Chính quyền và các ban ngành địa phương rất quan tâm hỗ trợ cho họ. Tuy nhiên, thời điểm ấy, phường còn lo những điểm phong tỏa khác nữa nên bà con cần được tiếp tế thêm.
Sau khi nghe chúng tôi thông báo, ngay và luôn trong đêm đó, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán các bà mẹ, đã chia sẻ câu chuyện trên Facebook, đồng thời nhanh chóng triển khai các hoạt động trợ giúp.
Từ đó cho đến khi khu trọ được chính thức gỡ phong tỏa (ngày 27.7) và một thời gian sau, chị Thúy và Hội quán tiến hành nhiều đợt hỗ trợ cho bà con lương thực, thực phẩm. Không chỉ chú ý những khu phong tỏa, khu cách ly, thành viên Hội quán các bà mẹ còn hỗ trợ những người túng thiếu trong cộng đồng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, trong những ngày bệnh nhân cứ gia tăng đến nóng ruột, các mẹ, các chị đã tự nguyện cùng nhau tiếp thêm năng lượng cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch Covid-19. Có thể kể bếp nhà yêu thương của nhóm các mẹ Quỳnh Chi, Hoài Thư, Diệp Nguyễn, Như Khánh, mẹ con chị Đan Hà, nhóm Mầm Xanh, Nguyễn Thảo, Huệ Phạm…
Bên cạnh đó, các chị em mỗi sáng chủ nhật vẫn quen làm những món gửi tới chương trình “Chợ quê giữa phố” của Hội quán để giúp học bổng cho trò nghèo, nay chuyển qua đảm nhận những món sở trường: Chị Trâm Anh nước ép, chị Phương Nga cà phê, chị Tố Nga trà sữa, sinh tố. Bếp chị Nội, bếp cô Thắng Trần, bếp cô Yến Trần, bếp chị Bích Huyền, bếp Bông Súng, bếp của sơ Ter Hồng... luôn ấm và liên tục đổi món. Tất cả các món ăn, thức uống đều mang hương vị yêu thương và gửi gắm nhiều ước nguyện bình an, sức khỏe đến người dùng.
Khi bếp ăn - uống ổn định, các bà mẹ chuyển qua vận động trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ cho các bệnh viện. Các mẹ, các cô hiệp lực cùng nhóm nhân viên ngành y, trao đổi về nhu cầu của từng bệnh viện để cùng sắm các thiết bị đúng yêu cầu và tiết kiệm nhất. Mỗi người, mỗi nhóm đều có nghiệp vụ và chuyên môn nhất định nên phối hợp khá nhịp nhàng. Các cá nhân như chị Lý Nguyễn, Minh Nguyệt, Minh Nghĩa, Thu Hiền, Lương Dt, Như Mỹ, Đỗ Phượng Uyên, các nhóm Happy Baby, We Wake Up, Tùng Hạ Farm, Tre xanh... không chỉ tự đóng góp mà còn rủ thêm thân hữu chung tay.
“Chẳng biết tự bao giờ, danh bạ điện thoại của các thành viên Hội quán toàn số của bệnh viện, của y bác sĩ. Những máy móc rất xa lạ với công việc thường nhật của các chị em, giờ thành quen thuộc”, chị Thúy nhìn nhận.
Đến nay, thành viên Hội quán các bà mẹ không thể hình dung nổi số lượng vật dụng họ đã gửi tặng 30 bệnh viện, trung tâm y tế. Đó là hàng chục ngàn khẩu trang, đồ bảo hộ, hơn 300 máy đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2), máy thở, monitor, bơm tiêm điện, bình ô xy, đồng hồ và bộ chia ô xy, giường cáng, xe đẩy thuốc, tủ lạnh lưu thuốc, máy hút dịch, máy và camera đặt nội khí quản, quần áo mổ của nhân viên y tế. Hội quán cũng gửi tặng quần áo, gối nệm, tã, thực phẩm, thuốc men dành cho bệnh nhân. Tới thời điểm này, nhóm còn chi viện cho một số bệnh viện của những tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai...
Hội trưởng Nguyễn Thị Thanh Thúy (trái) và thành viên Vi Dương soạn đồ tiếp tế cho bà con nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ẢNH: NHƯ LỊCH “Cái bang chúa ăn xin quá giỏi !”
Là người điều phối hoạt động của Hội quán các bà mẹ, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy gần đây được một số anh chị em đặt cho biệt danh “cái bang chúa ăn xin quá giỏi!”. Đọc tâm tình, chia sẻ của chị Thúy trên mạng xã hội về hoàn cảnh thực tế những nơi cần chi viện, nhiều nhà hảo tâm gần xa đã tự nguyện hỗ trợ hơn 10 tỉ đồng thông qua Hội quán. Chị Thúy nói: “Mình không xin nhưng cách viết của mình làm người ta thấy muốn giúp thì giúp thôi. Tụi mình tránh giữ tiền bạc, chỉ làm cầu nối cho các bên. Nhóm bác sĩ và chị em có nghiệp vụ tài chính đảm nhận mua máy móc, mua dụng cụ cần thiết”.
Theo chị Thúy, đó là nhờ sự đóng góp rất lớn của chị Lê Quỳnh Nga, chị Nga Nguyễn và của cả ngàn cô dì, anh chị em tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Cô giáo - nhà văn Võ Diệu Thanh ở tận An Giang, nhà văn Nguyễn Bích Lan chắt chiu nhuận bút, tiền bán sách gửi hết vào góp sức cho tuyến đầu và còn kết nối các bác sĩ cùng chung sức, chung lòng. Gia đình chị Vũ Thị Thu Hương, Việt kiều Úc, hỗ trợ đến hết tháng 8 các bếp ăn uống dành đổi bữa cho nhân viên y tế, cho các bệnh nhân là bà bầu và trẻ nhỏ...
Hội trưởng Hội quán các bà mẹ bộc bạch: “Một trong những cái hay trong đợt này mà mình nhận thấy là tình người rất lớn, vượt qua mọi khoảng cách. Hồi trước, các nhóm hoạt động riêng rẽ và những thành viên thường khẳng định nhóm của họ. Nhưng trong cuộc chiến này, giống như mọi dòng sông đều đổ ra biển, các nhóm tự động liên kết và phối hợp rất nhịp nhàng, chuyên nghiệp, phát huy thế mạnh của nhau. Tất cả đều phục vụ cho bệnh viện, cho bác sĩ, cho người dân”.
Chị Thúy dẫn chứng: Lúc đầu, mỗi ngày các chị em Hội quán làm 1.500 chai nước ép để phục vụ tuyến đầu. Về sau, nhiều người thấy công việc này thiết thực nên đã chung tay thực hiện được 6.000 - 7.000 chai/ngày. Mọi người tự động tham gia, tự san sẻ, tự vận hành, tự thông báo, trao đổi cho nhau và trở thành vòng kết nối rất chặt chẽ. Và mạng lưới Hội quán các bà mẹ “nở” ra lúc nào không hay!
https://thanhnien.vn/van-hoa/song-dep/cac-ba-me-tiep-te-cho-tuyen-dau-chong-dich-covid-19-1433941.html