Nhà Hội Quán Các Bà Mẹ nhận được quà tặng từ vườn của chú ở Thanh Tân- Hương Trà- Huế gửi tặng ớt bột và ớt chỉ thiên. Nhân đây, xin gửi đến nhà mình bài nghiên cứu của thầy thuốc Nguyễn Kỳ Nam YHCT để nhà nhà, người người có thêm kiến thức về cây tránh quanh vườn, biết cách sử dụng cho đúng cách.
Tên khoa học: Capsicum frutescens L. (C. annum L.) Thuộc họ Cà - Solanaceae. Tên gọi khác: Lạt tiêu, Tân Lặc tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu... Tên tiếng Anh: Chili, chilli, chili pepper, chilli peper, capsicum. Loài ớt có khoảng 20-27 loài với nhiều hình dạng quả, màu sắc và vị cay khác nhau. Mô tả: Cây bụi nhỏ cao 0,5-1m, phân cành nhiều. Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan nhọn. Hoa mọc ở nách lá, thường đơn độc, ít khi thành đôi. Ðài hợp hình cái chuông. Tràng hình bánh xe hay hình chuông, chia 5 thuỳ, màu trắng hay vàng nhạt. Nhị 5, bầu 2-3 ô. Quả mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tuỳ thứ. Hạt hình thận dẹp.. Thành phần hoá học: Vỏ quả chứa alcaloid chính là capsaicine (0,2%) và sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4), adenine, betaine và cholien. Quả chín đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên tới 200-400mg%. Tính vị tác dụng: Quả Ớt có vị cay, tính nóng. Lá ớt có vị đắng, tính mát Quy vào 2 kinh Tâm và Tỳ. Quả Ớt: có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực có tính chất kích thích dạ dày, kích thích chung và lợi tiểu; dùng ngoài làm thuốc chuyển máu và gây xung huyết. Lá Ớt: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Rễ Ớt: Còn gọi "la tiêu đầu" có công dụng hoạt huyết tán thũng. Thường dùng chữa chân tay bải hoải, tinh hoàn sưng đau, tử cung xuất huyết cơ năng. Cành Ớt: Còn gọi "hải tiêu ngạnh"; tính vị cay nóng, có tác dụng trừ hàn thấp, tán ứ trệ. Dùng chữa đau xương khớp do lạnh, chấn thương phần mềm. Bài thuốc chữa bệnh từ Ớt -- Chữa tiêu chảy ra toàn nước do bệnh lỵ: Sáng sớm, lấy 1 trái Ớt, bọc vào váng đậu hủ y và nuốt. -- Chữa sốt rét: Dùng hạt Ớt, tối đa 20 hạt: ngày uống 2 lần, chiêu bằng nước sôi; liên tục từ 3-5 ngày. -- Rượu thuốc chữa khớp xương đau nhức, chữa rụng tóc: Dùng Ớt 12g, ngâm trong 500ml rượu; sau nửa tháng có thể sử dụng. Chữa khớp xương đau nhức do nhiễm lạnh hoặc đòn ngã tổn thương: Mỗi lần uống 15ml, hoặc lúc đầu uống 5ml, sau tăng dần lên 15ml, ngày uống 2 lần. - Chữa rụng tóc: Ngày dùng bông thấm rượu Ớt, bôi lên chỗ tóc rụng vài lần; có tác dụng kích thích cục bộ, xúc tiến tóc mọc. -- Chữa cá trê đâm: Dùng quả Ớt chín, bẻ ra, rồi xát (chất cay) vào vết bị cá đâm, sẽ thấy giảm đau ngay. -- Chữa đau thắt ngực: Ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang. -- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi. -- Chữa mụn nhọt: Lá Ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành. -- Chữa bệnh chàm (eczema): lá Ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối. -- Chữa rắn rết cắn: Lá Ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau. -- Chữa đau dạ dày do lạnh: Ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần. MÓN ĂN TỪ ỚT -- Lá của tất cả các loài ớt non mềm, có mùi thơm nồng và vị cay nhẹ được nhiều nước Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi dùng làm rau. Lá ớt non có thể luộc, xào hoặc nấu canh. -- Rất nhiều giống ớt thuần và lai tạo có quả hình đa dạng, kích thước to được dùng làm rau ăn quả như các loại cà. Thường được dùng trong các món xào, chiên, nấu vừa có vị cay nhẹ vừa có nhiều chất dinh dưỡng. -- Quả ớt cay chín tươi là gia vị được dùng trong các bữa cơm gia đình ớt tươi được ăn trực tiếp hoặc xắt nhỏ để ăn sống hay làm gia vị trong các món nước chấm hay tạo vị cay trong các món nấu như canh chua, cá kho, thịt kho v.v... -- Ớt khô được chế biến theo cách đơn giản nhất là phơi hoặc sấy khô, có thể để nguyên hoặc xay thành bột ớt để dự trữ được dùng ở các nơi không trồng được ớt. -- Ở những gia đình trồng nhiều ớt, ăn không hết, dự trữ bằng cách: Ngâm ớt tươi trong dấm, trong nước muối, ngâm với nước đường để lên men ủ chua như cà pháo.
CÁC THỰC PHẨM GIA VỊ ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ ỚT
Tương ớt: Được chế biến từ quả ớt chín bỏ hạt, xay nhuyển, lên men và dự trữ.
Sa tế tương ớt: Được chế biến từ quả ớt chín cả hạt, xay nhuyển, sấy trong dầu béo để dự trữ.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ỚT
Ăn nhiều ớt có liên quan đến ung thư dạ dày.
Khi da tiếp xúc ớt bị nóng rát có thể được rửa sạch bằng xà phòng, dầu gội đầu, hoặc các chất tẩy rửa.
Ớt vào mắt, rửa nước lọc là không hiệu quả trong việc loại bỏ chất cay capsaicin, rửa mắt tốt nhất là dùng các chất dầu như dầu phọng, dầu mè, dầu thực vật khác sau đó rửa lại bằng nước sạch là cách hiệu quả nhất.
Chất Gel từ cây lô hội (nha đam) cũng đã được chứng minh là rửa mắt khi nhiểm ớt rất hiệu quả.